Văn là một trong những môn học quan trọng nhất, nằm trong bộ 3 môn học chính Toán – Văn – Anh Văn. Bên cạnh đó môn học này cũng có những đặc thù nhất định nên đòi hỏi giáo viên phải liên tục cập nhật và cải thiện phương pháp giảng dạy.
Vậy đâu là những phương pháp dạy học văn mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Airclass tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vì sao dạy học văn cần có phương pháp?
Không riêng gì môn Văn, ở mọi môn học khi giảng dạy đều yêu cầu giáo viên nắm được những phương pháp nhất định. Kiến thức về môn học vốn dĩ đã được chuẩn hóa bởi Bộ Giáo dục nhưng phương pháp sẽ là thứ quyết định khả năng truyền tải những kiến thức đó và tạo cảm hứng cho học sinh khi học.
Khác với những môn học thuần túy về tư duy logic như Toán, Lý, Hóa,…môn Văn đòi hỏi ở học sinh tư duy, lập luận chặt chẽ lẫn cảm xúc đặt để vào bài viết. Giáo viên từ đó cần có những phương pháp để học sinh vừa rèn luyện được tư duy vừa đặt được cảm xúc của bản thân vào bài làm của mình.
4 phương pháp dạy học văn giúp học sinh tiếp thu tốt
Hiện tại có rất nhiều những phương pháp dạy học văn giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Dưới đây là 4 phương pháp cơ bản và phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Yêu cầu học sinh đọc bài trước tại nhà
Yêu cầu học sinh đọc bài trước tại nhà là phương pháp có thể áp dụng cho mọi môn học không riêng gì môn Văn. Đây là cách giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về bài học trước khi lên lớp từ đó dễ dàng tiếp thu bài học hơn.
Đặc biệt ở môn Văn sẽ phải tiếp xúc với những văn bản khá dài khi lên lớp. Việc yêu cầu học sinh đọc trước sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đọc lại bài trong tiết học.
Thế nhưng hiện nay học sinh lại khá lười và thường không làm theo yêu cầu của giáo viên. Bạn có thể giới hạn cho học sinh những nội dung quan trọng cần phải đọc trước để các em không thấy khối lượng phải đọc quá nhiều gây nản.
Để đảm bảo việc các em sẽ đọc bài bạn cũng có thể thông báo sẽ có những câu hỏi đơn giản kiểm tra trong vòng 5 phút ở tiết sau để xem các em có chuẩn bị bài trước hay chưa. Bạn cũng nên có những phần thưởng dành cho các em có sự chuẩn bị tốt tại nhà để các em khác noi theo.
Thường xuyên khuyến khích học sinh nêu lên cảm nhận của bản thân
Khuyến khích học sinh nêu lên cảm nhận của bản thân là phương pháp dạy học văn vô cùng quan trọng. Ngày nay, khi làm một bài văn, học sinh có xu hướng tìm sách tham khảo hoặc tuân theo dàn ý của cô thế nên sự sáng tạo và cảm xúc thường bị hạn chế.
Khi áp dụng phương pháp này, giáo viên sẽ thường xuyên yêu cầu học sinh đào sâu suy nghĩ và nói với cả lớp về quan điểm cá nhân của mình về tác phẩm, những sự vật, sự việc xung quanh. Sau khi các em đã dần tự tin hơn khi nêu lên chính kiến của mình, hãy tiếp tục khuyến khích các em đưa nó vào bài làm để tạo nên điểm nhấn riêng biệt.
Giao bài tập trau dồi tư duy và kỹ năng diễn đạt
Bất cứ môn học nào muốn học tốt đều cần phải luyện tập thường xuyên. Đối với những môn học khác giáo viên sẽ thường giao nhiều bài tập để học sinh quen với những dạng bài. Đối với môn Văn các em cần phải tư duy và viết nhiều hơn.
Các bạn đừng cho rằng các em phải viết thật nhiều những bài văn theo dạng đề trong sách giáo khoa. Điều này không thật sự cần thiết.
Kỹ năng diễn đạt và tư duy của học sinh sẽ tăng nếu các em được rèn luyện thường xuyên thay vì rèn luyện nhiều. Bạn chỉ cần yêu cầu các em viết một mặt giấy mỗi ngày với bất kỳ chủ đề gì các em thích là đã đủ cho sự tiến bộ.
Hệ thống bài học
Phương pháp dạy học văn cuối cùng chính là hệ thống bài học để giúp học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm mà không phải học những kiến thức lan man. Có nhiều cách để hệ thống bài học nhưng hiệu quả nhất vẫn là dùng sơ đồ tư duy.
Nếu có thời gian, bạn có thể yêu cầu học sinh chủ động hệ thống bài học thay vì giúp các em hệ thống. Đây là cách đánh giá xem các em hiểu bài đến đâu cũng như rèn luyện cho các em kỹ năng xây dựng sơ đồ tư duy.
Những lưu ý khi dạy văn
Bên cạnh áp dụng những phương pháp dạy học văn, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Hãy kiên nhẫn trong quá trình giảng dạy. Sự tiến bộ của học sinh phải được đánh đổi bằng sự tận tâm và thời gian nên đừng nóng vội đòi hỏi các em phải giỏi lên trong thời gian ngắn.
- Lắng nghe học sinh nhiều hơn. Có những vấn đề bạn cho là cần thiết và hiệu quả nhưng chưa chắc đã phù hợp với học sinh đó.
- Nếu có khả năng, hãy cố gắng cá nhân hóa việc giảng dạy. Mỗi học sinh đều có một tính cách và sở trường riêng biệt nên việc cá nhân hóa sẽ giúp phát triển tốt nhất khả năng của các em.
Dạy học Văn vốn không dễ mà đòi hỏi ở giáo viên kiến thức chuyên môn vững vàng cùng với việc cải thiện phương pháp giảng dạy. Qua bài viết trên, Airclass hy vọng rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về 4 phương pháp dạy học văn để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để ủng hộ chúng tôi nhé.