7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất

Đào tạo nhân viên là chương trình không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp nhằm nâng cao nghiệp vụ, cải thiện năng suất và chất lượng làm việc. Vậy thiết kế chương trình đào tạo nhân sự bài bản phải qua những bước nào? Hãy cùng Airclass tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất

Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu cho các bước thiết kế chương trình đào tạo sẽ có những điểm khác biệt. Dưới đây là 7 bước cơ bản nhất để xây dựng 1 chương trình thật chỉn chu.

Thực hiện khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo

Mục đích chính của việc đào tạo là cải thiện những nghiệp vụ mà nhân viên chưa thực hiện tốt hoặc huấn luyện thêm những kiến thức, kỹ năng mới cho nhân viên trong công việc. Vậy nên bước đầu tiên khi thiết kế chương trình đào tạo, bộ phận chịu trách nhiệm (thường là bộ phận nhân sự) phải tiến hành khảo sát để xem vấn đề mà nhân viên đang gặp phải là gì.

Sau khi đã thực hiện khảo sát và xác định được vấn đề ở nhân viên, bộ phận nhân sự sẽ tiếp tục xác định nhu cầu đào tạo dựa trên kết quả khảo sát thu được. Ở đây ta cần lưu ý bám sát vào kết quả khảo sát thực tế để xác định nhu cầu cấp thiết nhất cần phải giải quyết bằng chương trình đào tạo này.

7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất 2
Thực hiện khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu đầu ra

Xác định mục tiêu đầu ra là bước vô cùng quan trọng trong việc thiết kế chương trình đào tạo nhân sự. Mục tiêu đầu ra sẽ là cơ sở để đánh giá xem quy trình đào tạo có được triển khai tốt hay không.

Hãy bắt đầu xây dựng từ những mục tiêu lớn sau đó đi đến những mục tiêu nhỏ trong mục tiêu lớn đó. Đây là cách để mục tiêu xây dựng có hệ thống và tiện cho việc theo dõi hơn.

Xác định đối tượng tham gia đào tạo

Việc xác định rõ đối tượng tham gia chương trình đào tạo này là ai sẽ giúp chúng ta tập trung hơn trong việc xây dựng nội dung chương trình phù hợp với nhóm đối tượng đó. Khi chương trình chính thức vào giai đoạn truyền thông, chúng ta cũng cần tập trung khuyến khích nhóm đối tượng này tham gia chương trình.

Hãy xác định thật cụ thể chân dung nhóm đối tượng này với nhiều tiêu chí khác nhau như độ tuổi, phòng ban, thời gian làm việc,…Đừng khoanh vùng một nhóm quá rộng vì chi phí dành cho chương trình đào tạo thường có giới hạn.

Thiết kế chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Khi thiết kế chương trình, ta cần làm rõ những yếu tố sau đây:

  • Các môn cần phải học và số lượng bài giảng tương ứng
  • Thời gian diễn ra môn học, bài giảng
  • Thứ tự sắp xếp các môn học, bài giảng

Việc lựa chọn phương pháp đào tạo cũng sẽ phụ thuộc vào chi phí được cấp cho chương trình thế nên cần cân đối sao cho thật hợp lý, tiết kiệm tài chính cho doanh nghiệp.

7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất 5
Thiết kế chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Dự trù chi phí cho đào tạo

Trong quy trình thiết kế chương trình đào tạo, chi phí là vấn đề luôn cần phải cân nhắc. Một chương trình đào tạo sẽ cần phải dự trù cho rất nhiều những khoản chi phí như:

  • Chi phí chi trả cho giảng viên
  • Chi phí chi trả cho công nhân viên
  • Chi phí cho việc quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí chi trả cho các phương tiện hỗ trợ giảng dạy

Chi phí được dự trù càng sát với thực tế càng tốt. Tuy nhiên ta vẫn cứ thể dự trù dư một khoản nhất định để tránh thiếu hụt về sau.

7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất 4
Dự trù chi phí

Lựa chọn giảng viên và đào tạo giảng viên

Căn cứ vào những tiêu chí đã đề ra và phương pháp đào tạo xác định ban đầu, chúng ta sẽ cân nhắc lựa chọn giảng viên. Thông thường những giảng viên có chuyên môn cao, khả năng truyền đạt tốt và có tâm huyết với công tác giảng dạy sẽ là những người phù hợp nhất.

Về nguồn giảng viên thì doanh nghiệp có thể xem xét 2 nguồn chính như sau:

  • Nguồn bên trong doanh nghiệp: Ưu điểm của nguồn giảng viên bên trong doanh nghiệp chính là kinh nghiệm thực tiễn và chi phí rẻ thậm chí không tốn phí. Nhược điểm là kiến thức truyền thụ của họ có thể bị hạn chế do chỉ hoạt động trong môi trường doanh nghiệp đó thôi.
  • Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Ưu điểm của nguồn giảng viên bên ngoài doanh nghiệp là kiến thức họ truyền đạt có thể phong phú hơn rất nhiều. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí sẽ khá cao.

Bên cạnh việc chọn lựa giảng viên thì đào tạo họ là bước tiếp nối trong quy trình thiết kế chương trình đào tạo. Chúng ta cần làm rõ với giảng viên về mục tiêu của chương trình và nội dung cần truyền đạt để tránh việc giảng viên đi lệch quá xa vấn đề cần truyền tải.

7 bước thiết kế chương trình đào tạo bài bản nhất 3
Lựa chọn giảng viên

Đánh giá kết quả đào tạo

Sau khi hoàn thành xong chương trình, doanh nghiệp cần phải đánh giá xem việc đào tạo đã hoàn thành được những mục tiêu đề ra ban đầu và đáp ứng đúng nhu cầu hay chưa. Đây cũng là nền tảng cho việc phát triển hơn về chất lượng đào tạo về sau.

Những lưu ý khi thiết kế chương trình đào tạo

Khi thiết kế chương trình đào tạo, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Hãy đầu tư một khoản nhất định cho việc đào tạo nhân sự vì đây là công tác cần thiết để nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp.
  • Luôn cập nhật sát sao tiến độ thực hiện quy trình đào tạo và linh hoạt bổ sung, sửa đối nếu nhận thấy chương trình đang triển khai chưa thực sự mang lại giá trị.
  • Thực sự thẳng thắn trong việc đánh giá ưu, nhược điểm chương trình để không ngừng cải thiện hơn trong tương lai.

Qua bài viết trên, Airclass hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về các bước thiết kế chương trình đào tạo. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để ủng hộ chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *