Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non mang lại nhiều lợi ích thiết thực và dần được các trường áp dụng vào phương pháp giảng dạy. Trong bài viết dưới đây, Airclass sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết xoay quanh phương pháp giáo dục hiện đại này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tại sao nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non?

Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non bắt đầu phát triển từ năm học 2008 – 2009, khi Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa công nghệ thông tin vào giáo dục cho tất cả các cấp bậc, trong đó có mầm non. Kể từ đó đến nay, việc ứng dụng được các trường khai thác và đẩy mạnh tối đa. Đặc biệt là các trường mầm non, thể hiện qua việc trường đầu tư, trang bị nhiều loại máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học bằng công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, màn chiếu,…

Thực tế qua nhiều năm ứng dụng trong giảng dạy, có thể thấy công nghệ thông tin mang lại những lợi ích sau: 

Tiếp cận và tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng

Các giáo viên mầm non có cơ hội được tiếp cận và tìm kiếm nguồn tài liệu một cách dễ dàng. Những tài liệu này có thể giúp ích cho giáo viên trong việc xây dựng nội dung bài giảng, giúp bài giảng thêm sinh động, trực quan và hấp dẫn. Nhờ công nghệ thông tin, việc tiếp thu kiến thức sẽ không còn khô khan, trừu tượng, trẻ mầm non được tư duy, sáng tạo – là nền tảng quan trọng trong những năm đầu đời.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 7
Công nghệ thông tin giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tra cứu tài liệu (Nguồn: Internet)

Giáo viên phát huy khả năng học hỏi

Để ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải thực sự tập trung, đổi mới và học hỏi không ngừng. Nhờ vậy, sẽ kích thích được sự cầu tiến cũng như lòng yêu nghề nơi người dạy. Trẻ mầm non được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy và học phù hợp, tránh nhàm chán và hiệu quả học tập mang lại khá khả quan.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 5
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải học hỏi không ngừng (Nguồn: Internet)

Chia sẻ kiến thức dễ dàng và hiệu quả

Công nghệ thông tin giúp giáo viên chia sẻ kiến thức dễ dàng và hiệu quả thông qua E-Learning hoặc các nền tảng khác. Từ đó, giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau, cũng như chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích cho ngành nghề. Hiệu quả dạy và học nhờ vậy cũng được nâng cao.

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 1
Công nghệ thông tin giúp giáo viên chia sẻ, trao đổi kiến thức dễ dàng (Nguồn: Internet)

Quản lý hồ sơ và lưu trữ hợp lý

Công nghệ thông tin không những giúp ích trong giảng dạy mà còn giúp các thầy cô quản lý hồ sơ và lưu trữ chúng một cách hợp lý. Hồ sơ điện tử được lưu trên các đám mây, chia thành từng thư mục nhỏ thuận tiện trong việc tra cứu, truy cập. Nhờ vậy, việc quản lý, theo dõi trẻ cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non

Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non cũng không ngoại lệ. Hãy cùng Airclass tìm hiểu về những điểm mạnh, cũng như là điểm yếu của phương pháp này nhé: 

Ưu điểm

  • Tạo môi trường phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Các con được tiếp cận sớm với công nghệ, góp phần hình thành thói quen tư duy nền tảng cho tương lai.
  • Công nghệ thông tin giúp giáo viên thiết kế bài giảng trực quan, sinh động. Các con tiếp thu kiến thức thông qua video, hình ảnh, trò chơi hấp dẫn, khắc phục được những mặt hạn chế so với phương pháp nghe – nhìn của dạy học truyền thống. 
  • Tiết kiệm chi phí in ấn, photo tài liệu cho nhà trường và giáo viên. Giáo viên cũng giảm bớt công việc và tiết kiệm công sức.
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 2
Công nghệ thông tin mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong giảng dạy (Nguồn: Internet)

Nhược điểm

  • Đòi hỏi các trường phải trang bị, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện. Tuy nhiên, nhiều trường còn hạn chế về mặt kinh phí. Do đó, việc đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy là vấn đề cần được giải quyết. 
  • Việc đổi mới phương pháp giáo dục đòi hỏi phải đổi mới tư duy và nội dung giảng dạy. Thực tế, một số kiến thức nếu dạy bằng công nghệ thông tin sẽ rất khó tiếp thu so với phương pháp dạy học truyền thống. Do đó, trong thực hành, cần kết hợp linh hoạt hai phương pháp giảng dạy với nhau. 
  • Việc dạy học bằng công nghệ thông tin phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và đường truyền. Nếu chẳng may máy bị hư hỏng, mất điện,…sẽ khiến công tác giảng dạy bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học. 
  • Một số giáo viên gặp khó khăn trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức lẫn kỹ năng công nghệ thông tin, đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi.
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 6
Vấn đề đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn đang được giải quyết (Nguồn: Internet)

Nhìn chung, phương pháp dạy học này vẫn còn khá mới, còn đang từng bước được nghiên cứu và hoàn thiện. Tính đến thời điểm hiện tại, mọi thứ vẫn chưa được đồng bộ rõ ràng khiến nhiều trường còn mơ hồ, lúng túng trong việc triển khai và đánh giá chất lượng dạy & học. 

Giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non hiệu quả

Vậy hướng đi nào để khắc phục những bất cập kể trên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non? Đây là câu hỏi vẫn còn đang được bỏ ngỏ. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ những lần áp dụng trước đó, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp trước mắt như sau: 

  • Giáo viên mầm non cần đẩy mạnh trau dồi, rèn luyện kiến thức chuyên môn và khả năng thực hành công nghệ thông tin. Hiểu và nắm bắt tốt tâm lý trẻ mầm non để thiết kế bài giảng cho phù hợp. Chủ động tự học, tự tìm kiếm tài liệu từ các nguồn giáo dục nổi tiếng để nâng cao chất lượng dạy và học của mình. 
  • Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên từ cơ bản đến nâng cao. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ kỹ thuật, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị. Xây dựng trang web riêng kết nối các phòng ban, giáo viên và phụ huynh, giúp công tác giáo dục và truyền thông thực hiện dễ dàng và hiệu quả. 
  • Triển khai thư viện điện tử để thuận tiện trong việc tìm kiếm, tra cứu thông tin, tài liệu giảng dạy. Bài giảng điện tử E-Learning cần được đánh giá khách quan, trung thực về chất lượng và sự phù hợp cho trẻ mầm non. Để làm được điều đó, các nhà quản lý giáo dục cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng. 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 4
Cần đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin cần thiết về phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm nonAirclass muốn cung cấp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *