Để đất nước phát triển cần nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người là quan trọng hàng đầu hiện nay. Với tầm quan trọng đó, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển một xã hội văn minh, do đó chúng ta phải tập trung khai thác các ngành đào tạo, cũng như nâng cao trình độ đào tạo để con người có thể phát triển nhanh nhất.
Vì vậy, ngày nay có nhiều hình thức đào tạo khác nhau phù hợp với thực tế và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về hình thức đào tạo là gì chưa? Hay các loại hình đào tạo nào đang phổ biến gần đây? Nếu bạn chưa biết rõ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây nhé.
Hình thức đào tạo là gì?
Do không có quy định nào định nghĩa chính xác về hình thức đào tạo là gì nên chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Hình thức đào tạo là tổ chức những chương trình học tập, nhằm đào tạo cũng như củng cố kiến thức chuyên môn cho người học, trang bị cho người học các kiến thức và trình độ về chuyên môn nhất định liên quan tới chuyên ngành họ đang theo học.
Hiện nay, trong môi trường giáo dục có nhiều hình thức đào tạo khác nhau, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của từng người mà sẽ có lựa chọn cho mình loại hình thức đào tạo phù hợp. Ngoài ra, ở mỗi hình thức đào tạo sẽ mang lại những lợi ích khác nhau.
Ba loại hình thức đào tạo được áp dụng nhiều hiện nay
Sau khi đã hiểu về hình thức đào tạo là gì thì chúng ta sẽ đến phần phân nhóm, vì hiện tại ở bên đất nước ta chỉ có ba hình thức đào tạo chủ yếu là chính quy, thường xuyên và liên thông. Mỗi hình thức sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau, người học nên lựa chọn thật kỹ trước khi đăng ký theo học.
Hình thức đào tạo chính quy
Đầu tiên là hình thức đào tạo theo hệ chính quy, đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay do được nhiều nhà trường áp dụng thực hiện. Hình thức có nhiều khóa học tập trung thời gian đào tạo do các cơ sở giáo dục nghề, giáo dục Đại học, những doanh nghiệp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (có thể gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề) thực hiện đào tạo người học theo từng trình độ sơ cấp, trung cấp và cuối cùng là cao đẳng.
Hình thức đào tạo thường xuyên
Tiếp theo là hình thức đào tạo thường xuyên dành cho người vừa học vừa làm từ xa, đây cũng là hình thức được nhiều người học lựa chọn, bởi người học sẽ không học tập trung liên tục mà chỉ học trong thời gian nhất định, sau đó các khung giờ khác sẽ đi làm.
Bên cạnh đó, những người học sẽ theo sự chỉ dẫn của người có chuyên môn cao về các chương trình đào tạo theo từng trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và những chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho giá trị tương đương.
Hình thức đào tạo liên thông
Cuối cùng là hình thức đào tạo liên thông mà trong đó người học sử dụng kết quả học tập của mình ở các trường đào tạo, để học lên những trường Đại học cùng ngành đào tạo hoặc có thể sang học ngành đào tạo khác. Ở hình thức này, bạn sẽ linh hoạt về chương trình đào tạo, thời gian, phương pháp và địa điểm học, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cũng như phù hợp với yêu cầu từng người học.
Vài quy định về việc ghi hình thức đào tạo bằng cấp của người học
Vào những năm trước thì hình thức đào tạo sẽ bắt buộc ghi trên bằng Đại học. Nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, chuyển hình thức đào tạo sang nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không được ghi trên văn bằng Đại học như trước nữa. Thông tin này được ghi rõ tại Thông tư 27/2019/TT – BGDĐT.
Theo sau đó là những điểm mới của Thông tư này là sẽ không ghi bất kỳ thông tin về hình thức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm và học từ xa, hay tự học có sự hướng dẫn trong nội dung chính văn bằng theo quy định cũ ở phụ lục kèm theo trong Thông tư 19/2011/TT – BGDĐT.
Như vậy, nội dung này được ghi tại mục thông tin trên phục lục văn bằng. Và kèm theo những nội dung khác như chuyên ngành, ngôn ngữ, thời gian, ngày và trình độ được đào tạo theo khung trình độ quốc gia ở Việt Nam.
Vậy là qua bài viết trên, Airclass đã khái quát thông tin về các loại hình đào tạo được áp dụng hiện nay ở Việt Nam.