Hiện nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã trở nên phổ biến và được nhiều trường sử dụng. Vì so với phương pháp dạy học cũ vừa khô khan, lại truyền thống không còn phù hợp với nền giáo dục hiện đại ngày nay.
Ngoài ra, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực có tác động rất lớn trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của nhiều em học sinh. Vậy làm thế nào để xác định và áp dụng đúng phương pháp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo nào.
Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Chúng ta có thể định nghĩa phương pháp dạy học tích cực như sau: “Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên sẽ là người chịu trách nhiệm và đưa ra các chủ đề thảo luận để học sinh có thể vận dụng toàn bộ tư duy, sáng tạo và chủ động khám phá ra bản chất thực sự của vấn đề.”
Từ quan niệm trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong học tập không chỉ là lý thuyết suông mà nó còn được áp dụng vào thực tiễn, đòi hỏi sự linh hoạt giữa giáo viên và học sinh, sự tương tác của hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình học.
Những đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực tổng cộng có 4 đặc trưng riêng biệt, mỗi đặc trưng sẽ có những ưu thế khác nhau. Sau đây, Airclass xin giới thiệu qua 4 đặc trưng đó là:
- Dạy học thông qua những hoạt động của học sinh
Giáo viên sẽ thông qua tổ chức các hoạt động học tập để giúp học sinh khám phá ra những điều chưa biết, thay vì tiếp thu một cách thụ động những kiến thức đã được thiết lập sẵn. Nối tiếp tinh thần này, các thầy cô sẽ không áp đặt kiến thức có từ trước mà phải là người chỉ đạo các em học sinh tiến hành hoạt động học tập như ôn lại kiến thức cũ, tìm ra được những kiến thức mới và vận dụng các kiến thức đó vào tình huống thực tiễn,…
- Dạy học tập trung vào rèn luyện tính tự học
Rèn luyện cho học sinh những phương pháp học tập để mỗi em biết cách đọc sách giáo khoa, những tài liệu liên quan đến việc học, tự biết cách tìm lại kiến thức đã học qua,… Những phương pháp học tập thường là các quy tắc, quy trình và phương thức hành động nhưng thầy cô cũng phải coi trọng phương pháp có tính dự đoán hay giả định. Giáo viên cần rèn cho các em học sinh thao tác tư duy như là phân tích, tổng hợp, tương tự và cuối cùng là quy lạ về quen… để học sinh dần hình thành và phát triển được tiềm năng sáng tạo.
- Đẩy mạnh học tập cá nhân và học tập hợp tác
Thúc đẩy học tập cá nhân và học tập hợp tác theo tiêu chí “tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều, bàn luận nhiều và làm nhiều” nghĩa là học sinh phải vừa độc lập vừa hợp tác với nhau trong quá trình học tập. Lúc này lớp học sẽ là môi trường giao tiếp giữa giáo viên với trò, trò với trò, mục đích chung của việc này là vận dụng kiến thức của mỗi cá nhân, tập thể để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Phối hợp đánh giá giáo viên với tự đánh giá của học sinh
Tập trung đánh giá kết quả học tập đạt được trong quá trình dạy học thông qua các câu hỏi hoặc bài tập. Tập trung phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, dưới nhiều hình thức như ví dụ lời giải mẫu theo hướng dẫn hoặc tự đặc tiêu chí để nhận xét.
Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển cho học sinh
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực cho học sinh nhưng ít giáo viên áp dụng thành công. Bởi thầy cô chưa biết cách áp dụng đúng cách và nhiều khi lạm dụng quá đà, dẫn tới việc “phản ứng ngược” lại cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi sẽ tóm tắt qua 4 phương pháp sau đây để giáo viên có cái nhìn rõ hơn về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp vấn đáp
Đầu tiên là phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh thực hiện câu hỏi, câu trả lời tương ứng về chủ đề mà giáo viên đưa ra. Và ở phương này có 3 loại: Vấn đáp giải thích minh họa, vấn đáp tìm tòi và vấn đáp tái hiện.
- Vấn đáp giải minh họa: Ở loại vấn đáp này khi giáo viên đưa ra những câu hỏi có hình ảnh minh họa sẽ giúp cho các em học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn.
- Vấn đáp tìm tòi: Đây là loại vấn đáp mà giáo viên sẽ tổ chức việc trao đổi ý kiến trước cả lớp.
- Vấn đáp tái hiện: Thực hiện vấn đáp này khi giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học
Phương pháp hoạt động nhóm
Tiếp theo là phương pháp hoạt động theo nhóm, đây cũng là phương pháp phổ biến được nhiều thầy cô áp dụng. Ngoài giúp các em có thể hòa đồng với tập thế, còn giúp cho mỗi học sinh có tinh thần trách nhiệm. Do đó, trong mỗi buổi học khi cần thảo luận một vấn đề thì giáo viên thường sẽ chia lớp ra thành những nhóm nhỏ, sau đó bầu chọn ra nhóm trưởng làm đại diện đưa đáp án lên.
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Kế tiếp là phương pháp đặt và giải quyết vấn đề sẽ do giáo viên trong quá trình giảng dạy đặt ra câu hỏi và yêu cầu học sinh giải quyết được vấn đề nêu trên. Đây không phải là phương pháp dễ áp dụng, nó cần sự khéo léo của giáo viên trong việc đặt câu hỏi để học sinh tìm đáp án, từ đó kích thích sự tích cực, sáng tạo và chủ động trong học tập.
Phương pháp đóng vai
Cuối cùng là phương pháp đóng vai được đánh giá cao, bởi phương pháp này giúp cho học sinh có kỹ năng giao tiếp cơ bản. Mỗi em sẽ hóa thân thành một nhân vật khác trong tình huống giả định mà giáo viên cho, các em sẽ được rèn luyện cách ứng xử như là bày tỏ suy nghĩ hay thái độ trước tình huống thực tế.
Sau đó, học sinh cùng nhau thảo luận lại để từ đó rút ra các ý nghĩ của bài học. Khi chọn tình huống, thầy cô có thể chọn những đề mở nhằm kích thích khả năng suy luận của mỗi em.
Hy vọng qua bài viết trên, Airclass đã khái quát thông tin về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và những đặc trưng về các phương pháp trên đem đến cho nhiều kiến thức mới.