Thế nào là phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại?
Ưu nhược điểm của các loại hình này?
Hai phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại có gì khác nhau?
Đó là những câu hỏi mà người dùng hay thắc mắc. Vậy thì hãy cùng Airclass tìm hiểu và phân tích thật chi tiết hai loại hình này qua bài viết sau nhé.
Khái niệm về phương pháp giảng dạy truyền thống
Phương pháp giảng dạy truyền thống là cách thức dạy học đã có từ xưa đến nay và truyền qua nhiều thế hệ. Phương pháp này lấy người dạy học làm trung tâm và học viên sẽ tiếp thu kiến thức trực tiếp khi đến lớp. Giáo viên sẽ đứng trên bục giảng thuyết trình về nội dung trong sách và học sinh sẽ tiếp thu kiến thức đó một cách thụ động thông qua việc lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng.
Ưu điểm
- Giáo viên là tâm điểm, mọi kiến thức được truyền đạt đầy đủ từ A đến Z
- Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng, từ trên xuống dưới có chủ đích rõ ràng.
- Phương pháp áp dụng theo truyền thống cha ông, có tính logic cao.
Nhược điểm
- Người học bị thụ động khi tiếp thu kiến thức
- Giờ học sẽ nhàm chán, buồn tẻ vì kiến thức chủ yếu là lý thuyết suông, ít hoặc hầu như không có thực hành
- Học sinh không có tư duy cao, áp dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.
Khái niệm về phương pháp giảng dạy hiện đại
Phương pháp giảng dạy hiện đại (phương pháp dạy học tích cực) là phương pháp dạy cho người học, học sinh, sinh viên tự chủ động trong việc vận hành suy nghĩ, tư duy và hành động.
Ở phương pháp này, người dạy học không còn đóng vai trò trung tâm mà chỉ giữ vai trò định hướng cho học viên, gợi ý cho người học, chỉ dẫn tìm kiếm tài liệu, mở các cuộc thảo luận cho học viên của mình. Từ đó giúp người học sẽ phải tìm kiếm trước thông tin, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện khả năng phán đoán và tự tin hơn qua từng chủ đề bài học.
Ưu điểm
- Rèn luyện kỹ năng ứng biến tình huống thông qua việc tự tìm kiếm thông tin
- Nâng cao kỹ năng thực hành, tự chủ động trong suy nghĩ
- Khả năng nói chuyện trước đám đông, Tự tin hơn khi thuyết trình
Nhược điểm
- Phương pháp này sẽ giảm bớt các bài giảng từ thầy cô mà chỉ chú trọng vào hướng dẫn cách làm, cách suy nghĩ, tăng khả năng tự lập cho học viên. Điều đó không phải học viên nào cũng tự làm được gây khó khăn trong việc không tập trung và theo kịp chủ đề.
- Chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất và phương tiện hỗ trợ dạy học vì đây là phương pháp xuất phát từ nước ngoài.
- Ít được áp dụng tại Việt Nam vì còn khá mới mẻ.
Những khác biệt cơ bản của phương pháp giảng dạy hiện đại so với giảng dạy truyền thống
Áp dụng bài học vào tình huống thực tế cụ thể
Người dạy hướng các kiến thức học thông qua các hoạt động thực tế, cụ thể sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên tiếp nhận kiến thức nhanh hơn và bài học cũng trở nên thú vị hơn. Từ đó, người dạy học không cần phải giảng dạy lý thuyết suông, áp đặt các kiến thức một cách thụ động cho người học.
Người học phải có tinh thần tự giác nghiên cứu, tìm hiểu trước
Đây là phương pháp giảng dạy hiện đại mang lại rất nhiều ưu điểm cho người học. Vì phương pháp này yêu cầu người học phải tự giác tìm kiếm tài liệu trước nếu muốn hiểu bài, tự có suy nghĩ riêng và rút ra bài học kinh nghiệm … Nếu không, người học sẽ không bắt kịp với mọi người và không đạt được đầu ra của chương trình học.
Ngoài ra, trước khi bước vào lớp học có sử dụng phương pháp này thì học viên luôn phải chuẩn bị trước bài tập ở nhà để có thể ứng biến linh hoạt với câu hỏi từ thầy cô và các bạn.
Ngoài việc tự học, học viên phải biết tham gia học nhóm và kết hợp chúng với nhau
Đây là hoạt động mà học viên vừa phải tham gia các hoạt động học nhóm đề cùng bàn luận về chủ đề, đôi khi sẽ có những ý kiến trái chiều, mâu thuẫn từ đó sẽ giúp người học tăng khả năng giao tiếp, hùng biện, sự chủ động trong việc trình bày, tính tự giác cao và hơn nữa thúc đẩy tạo nguồn động lực học tập hơn khi học nhóm.
Điều quan trọng là bạn phải biết chọn đúng nhóm, các thành viên trong nhóm có thể hỗ trợ bạn và giảng giải cho bạn những vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ.
Sau khi học nhóm xong, bạn cũng cần có thời gian để tự học. Việc này giúp người học tổng hợp, tập hợp lại các kiến thức cần đạt và có thể phát triển thêm các chủ đề liên quan.
Nhận xét, đánh giá lẫn nhau giữa người dạy và người học
Nếu trong giáo dục truyền thống, chỉ có giáo viên mới được phép đưa ra những nhận xét đánh giá của mình đối với người học để họ có thể thay đổi và phát triển hơn. Còn đối với phương pháp giảng dạy hiện đại, ngoài giáo viên thì học sinh, sinh viên sẽ có quyền đưa ra đánh giá của mình. Những đánh giá này sẽ giúp trường học, cơ sở đào tạo có dữ liệu về chất lượng của giảng viên và xây dựng các tiêu chuẩn cho giảng viên của họ.
Hơn nữa nếu trung bình đánh giá học viên là chưa đạt thì sẽ dễ dàng tìm ra các biện pháp khắc phục những chỗ còn thiếu sót của người dạy. Phiếu đánh giá thường thực hiện qua bảng khảo sát gồm nhiều câu hỏi và nội dung khác nhau. Phiếu khảo sát càng chi tiết thì việc đánh giá càng hiệu quả.
Phương pháp giảng dạy hiện đại là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trước khi áp dụng vào bài giảng, người dạy nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp đó.
Kết luận
Tại Airclass, chúng tôi có các nền tảng để người dạy có thể tạo website bán khóa học cho riêng mình. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại luôn được chú trọng đúng mức. Nếu người dạy có thể sử dụng thì việc bán khóa học nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về hai phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại. Từ đó đưa ra so sánh và bạn sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp nào phù hợp cho mình.