Việc truyền đạt kiến thức giáo viên với học sinh chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Nó đòi hỏi khả năng tiếp thu, học hỏi, độ tập trung của học sinh và đặc biệt là cách giảng giải, truyền đạt vấn đề của người dạy. Bài viết sau sẽ cung cấp 7 cách giảng bài dễ hiểu, thu hút và tạo sự hứng thú cho buổi học.
Bắt đầu bằng một trò chơi
Việc bắt đầu bài giảng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến không khí của toàn thể buổi học. Nếu vào bài bằng phương pháp trực tiếp truyền thống, sẽ rất dễ gây chán nản và không tạo được sự hứng thú cho học sinh. Thế nên để bắt đầu không khí buổi học một cách sinh động, trực quan nhất, người dạy cần xây dựng những trò chơi bổ ích, thú vị, khơi dậy và kích thích trí tò mò của học sinh để đi vào nội dung bài giảng một cách tự nhiên nhất.
Lồng ghép câu chuyện, hình ảnh minh hóa sinh động
Nếu một bài giảng chứa ti tỉ kiến thức và chứa quá nhiều chữ, học sinh sẽ cảm thấy ngán ngẩm, mất đi hứng thú học tập và dễ dẫn đến cảm giác buồn ngủ. Thế nên giáo viên cần biết cách lồng ghép những câu chuyện hài hước, dí dỏm liên quan đến nội dung bài học để minh họa.
Đồng thời nên tìm kiếm, thiết kế hình ảnh sinh động, bắt mắt xen lẫn các con chữ, từ đó các bé có thể phát triển tư duy hình ảnh và vẫn dễ dàng nắm được kiến thức thông qua những câu chuyện liên quan. Từ đó, học sinh sẽ chú ý đến nội dung bài giảng và tỉnh táo hơn trong quá trình học.
Giảng bài theo lối dí dỏm, hài hước
Cách giảng khuôn mẫu, nghiêm túc với những kiến thức khó hiểu đã khiến sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm đi đáng kể. Tâm lý học sinh đa phần sẽ thích những thứ mang thông tin hài hước, dí dỏm để kích thích sự hứng khởi trong học tập, từ đó chú ý lắng nghe hơn.
Thế nên đối với nội dung bài giảng, giáo viên hãy cố gắng thêm thắt vào những câu chuyện phiếm, mẩu truyện hài liên quan đến nội dung bài học và thêm vào những từ ngữ vui tươi, hài hước. Khi đầu óc tích cực, lạc quan, trí óc và tinh thần sẽ được mở mang hơn rất nhiều.
Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap
Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap khi học tập đã không còn là một điều xa lạ với cả người dạy và người học. Đây là phương pháp sử dụng keywords (từ khóa chính) kết hợp với những hình ảnh, màu sắc, đường nối và mũi tên để hệ thống lại thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
Khi áp dụng sơ đồ tư duy Mindmap vào dạy học, học sinh không những học được cách hệ thống kiến thức, trình bày sơ đồ và không phải hoàn toàn phụ thuộc vào tài liệu của giáo viên, mà còn có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhớ bài kỹ hơn so với cách học truyền thống. Đây là cách học thông minh được áp dụng cho mọi cấp học khác nhau, đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và đem đến hiệu quả cao trong học tập.
Đặt nhiều câu hỏi thú vị để học sinh phát biểu ý kiến
Khi xây dựng bài giảng, nhiều giáo viên cứ đi theo lối mòn của việc đọc rồi để học sinh chép theo, hoặc giảng liên tục trong suốt quá trình dạy mà quên mất phải đặt câu hỏi để học sinh phát biểu.
Việc trả lời những câu hỏi mà giáo viên đề ra sẽ giúp học sinh rèn luyện được khả năng tư duy, tìm tòi và phân tích vấn đề để tìm ra câu trả lời phù hợp, đảm bảo sự tương tác và tính chủ động của học sinh trong suốt quá trình học. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng nắm kiến thức hơn thông qua trả lời câu hỏi, đóng góp ý kiến. Khi đặt câu hỏi, giáo viên chú ý không đặt những câu quá hóc búa để tất cả học sinh đều tự tin trả lời, đồng thời các câu hỏi phải thú vị, kích thích sự tò mò và tìm hiểu của học sinh.
Để học sinh làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả, thiết thực đối với học sinh. Thông qua các nhóm học, học sinh sẽ học được kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề trong một tập thể, đồng thời rèn được tính đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập thay vì giải quyết độc lập như trước. Từ đó sẽ dễ dàng hơn cho giáo viên trong việc xây dựng bài học, quản lý học sinh theo nhóm để truyền đạt kiến thức.
Chuẩn bị thật kỹ giáo án trước khi lên lớp
Với những cách giảng bài dễ hiểu, xây dựng giáo án kỹ lưỡng trước khi đến lớp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bài giảng logic, đi đúng trọng tâm vấn đề và không gây lan man, dài dòng, khó hiểu.
Để xây dựng giáo án hợp lý, giáo viên cần nghiên cứu trước nội dung bài giảng một cách kỹ lưỡng, sau đó triển khai thực hiện giáo án một cách khoa học, đi theo những trình tự rõ ràng. Đồng thời nêu ra mục tiêu, ý nghĩa bài học để bám sát được những kiến thức sẽ giảng dạy cho học sinh.