Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy học?

Xã hội càng hiện đại, việc học ngày càng được chú trọng. Các phương pháp dạy học cũng theo đó mà không ngừng hoàn thiện, nâng cao và đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tối đa thế mạnh, phát triển tốt tư duy, từ đó không ngừng tìm tòi, sáng tạo và trở thành người “hữu danh hữu thực” trong công việc cũng như trong xã hội. Vậy việc đổi mới này mang đến những lợi ích gì mà cần phải làm ngay, làm gấp? Hãy cùng Airclass tìm câu trả lời đó ngay sau đây.

Đổi mới phương pháp dạy học là gì?

Đổi mới phương pháp dạy học là việc chuyển phương thức học lắng nghe, thụ động sang phối hợp cùng hành động và tranh luận để gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, gọi nôm na là “tạo lửa”, tạo điều kiện cho học sinh với học sinh được làm việc nhóm, không chỉ phát huy kiến thức mà còn giúp hoàn thiện nhiều kỹ năng bổ ích như làm việc nhóm, tranh luận, phản biện,…

đổi mới phương pháp dạy học 3
Học sinh sẽ chủ động hơn, dạn dĩ hơn, hứng khởi với sự học hơn nếu được tiếp cận phương pháp học tập mới

Việc đổi mới này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, từ đó hình thành năng lực và hoàn thiện về tư cách, phẩm chất.

Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy học?

Phù hợp với bối cảnh xã hội

Trong xã hội ngày nay, bên cạnh điểm số – thứ thể hiện thái độ học tập của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học, thì kỹ năng, kinh nghiệm thực tế… cũng là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao. Do đó, đổi mới là cách tốt nhất giúp học sinh, sinh viên vừa học vừa thực hành, tạo điều kiện củng cố ngay các kiến thức vừa học, đồng thời không bỡ ngỡ khi có cơ hội va chạm thực tiễn.

Tạo hứng thú học tập cho học viên

đổi mới phương pháp dạy học 2
Giúp học viên rèn luyện khả năng tư duy, có cơ hội cọ xát thực tế và không ngừng hoàn thiện mỗi ngày

Đổi mới, sáng tạo trong cả phương pháp dạy và học chắc chắn sẽ thổi một “làn gió mới” vào quá trình truyền đạt – tiếp thu kiến thức giữa giáo viên/giảng viên và học sinh/sinh viên. Từ đó, học viên cũng hứng thú hơn với sự học.

So với việc bị nhồi nhét kiến thức một cách cứng nhắc, thụ động, giao cho các học viên thế chủ động qua việc tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo… sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn, dạn dĩ hơn rất nhiều.

Giúp người dạy nâng cao kỹ năng, tay nghề

Tư duy đổi mới phương pháp dạy học giúp người dạy không ngừng làm mới mình, luôn muốn mang đến những gì mới mẻ nhất, thời sự nhất đánh đố học sinh của mình. Tiết học sẽ như có sự gắn kết vô hình khi giáo viên và học viên thảo luận về cùng một vấn đề, sau đó cùng nhau trao đổi và giải quyết những khúc mắc.

Tin rằng, sự học lúc này không còn là thứ gì quá xa vời, cứng nhắc. Ngược lại, học viên nào cũng muốn đi học mỗi ngày, bởi mỗi ngày đến trường thật sự là một hành trình khám phá và tiếp thu thêm nhiều điều mới mẻ.

Một số ứng dụng của việc đổi mới phương pháp dạy học

đổi mới phương pháp dạy học 4
Giúp mối quan hệ thầy trò xích lại gần nhau hơn

– Kết hợp nhiều kỹ thuật trong giảng dạy vào một buổi học: Giáo viên không ngừng nghĩ ra những phương pháp dạy, phần thưởng ý nghĩa,… để khơi gợi sự hứng thú của học viên. Đó có thể đến từ việc đưa ra các câu hỏi hài hước, mang tính thời sự, đánh đúng vào vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm. Hoặc cũng có thể là tạo ra các “chất xúc tác” như cho làm nhóm, cho cơ hội thực hành, đi thực tế, trả lời đúng có điểm, thi đua trả lời để được quà,… khiến không khí lớp học luôn nóng và sôi nổi.

– Đưa ra các tình huống: Đưa ra các tình huống mang tính gợi mở, gắn với thực tiễn là cách đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của học viên, từ đó tạo cho các bạn những kỹ năng, kinh nghiệm để ứng xử khôn khéo hơn trong cuộc sống.

– Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Trong thời đại công nghệ số, công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của các ứng viên. Do đó, trong đổi mới phương pháp dạy học, công nghệ thông tin là phương pháp cần được ứng dụng ngay, áp dụng và cho học viên làm quen từ sớm. Bởi sau này, sớm muộn gì thì các bạn cũng phải tiếp xúc với công nghệ thông tin, bất kể trong công việc hay trong cuộc sống.

Như vậy, việc đổi mới này là một hoạt động tích cực mà giáo viên nói riêng, những nhà quản lý giáo dục nói chung cần nhìn nhận nhanh chóng, kịp thời và lên kế hoạch cải tiến cụ thể trong tương lai gần. Học viên có điều kiện tiếp thu một môi trường học đổi mới, sáng tạo chắc chắn sẽ giỏi cả về kiến thức lẫn kỹ năng, kinh nghiệm so với một học sinh học theo phương pháp truyền thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *